• Skip to primary navigation
  • Skip to main content

ourcoffeewithacause.net

  • Trang Chủ
  • Định Nghĩa
  • Cà phê và cuộc sống
  • Cách pha chế cà phê
  • Lịch sử cà phê
  • Đồ uống khác
  • Tin Tức

Phân biệt các loại hạt cà phê? Đi tìm hoàng hậu của vương quốc cà phê

Tháng Một 13, 2019 by ourcoffeewithacause

Phân biệt các loại hạt cà phê? Đi tìm hoàng hậu của vương quốc cà phê
5/5 - (1 bình chọn)

Trong thế giới cà phê chia ra các loại hạt cà phê thuộc những giống khác nhau có kích thước và hương vị đặc trưng riêng. Tìm hiểu các loại hạt cà phê trên thế giới.

Nhiều người uống cà phê nhưng không biết rằng cà phê có rất nhiều loại khác nhau. Trên thế giới có một loại cà phê đặc biệt được coi là hoàng hậu trong vương quốc cà phê.

Nếu ở Việt Nam phổ biến loại cà phê Robusta thì trên thế giới có các loại hạt cà phê khác nhau tùy thuộc từng vùng miền, từng giống cà phê của vùng đó. Tìm hiểu phân loại các loại cà phê như sau.

Tóm Tắt Nội Dung

  • Cà phê Robusta
  • Cà phê Arabica
  • Cà phê Cherry
  • Cà phê Culi

Cà phê Robusta

cà phê robusta

Cà phê Robusta hay cà phê vối thuộc họ Coffea Canephora Pierre ex A. Froehner. Đây là giống cà phê được trồng phổ biến ở Việt Nam. Giống cà phê này thích nghi tốt và sinh trưởng tốt với khí hậu và thổ nhưỡng vùng đất đỏ bazan của 5 tỉnh Tây Nguyên Việt nam.

Các cao nguyên nơi đây có độ cao từ 800 -1000m so với mặt nước biển, khí hậu nóng quanh năm rất lý tưởng cho giống cà phê vối.

Hơn 95% sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam mỗi năm đều là cà phê Robusta.

Hạt cà phê Robusta có đặc điểm hình bán cầu tròn. Mỗi trái cà phê thường cho 2 hạt nhân bên trong.

Cà phê Robusta sau khi pha chế có mùi thơm dịu, nước màu nâu sánh đặc và vị đắng gắt. Cà phê  Robusta có lượng cafein vừa đủ phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam.

Cà phê Arabica

cà phê arabica

 

Đây là giống cà phê thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm ở vùng núi có độ cao khoảng 600m so với mực nước biển. Nơi trồng loại cà phê này nhiều nhất trên thế giới là ở Nam Mỹ, đặc biệt là Brazil – nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.

Ở Việt Nam, cà phê  Arabica hay còn gọi là cà phê chè. Giống cà phê này được người Pháp mang sang Việt Nam trồng tại Đà Lạt hồi thế kỷ 19.

Arabica gồm có các loại hạt cà phê như Bourbon, Typica, Moka (hoặc mocha) và Catimor. Trong số đó, các giống Bourbon, Typica, Mocha là các loại hạt cà phê lâu đời nhất trên thế giới. Tuy nhiên ba giống cà phê này rất khó trồng, dễ bị sâu bệnh, yêu cầu chăm sóc rất cầu kỳ mà lại cho năng suất thấp.

Trong khi đó, giống cà phê Catimor được lai tạo từ hai giống cà phê Caturra và Timor (Timor là lai tạo của hai dòng robusta với arabica) dễ trồng hơn, sức chống chịu sâu bệnh tương đối tốt mà năng suất lại cao.

Người Pháp ban đầu đem cà phê mocha tới trồng tại Đà Lat. Sau đó, giống cà phê này không sống nổi nên người Pháp chuyển sang trồng cà phê Catimor.

Hạt cà phê Arabica hơi dài so với hạt cà phê Robusta. Khi pha cà phê Arabica cho nước có màu nâu nhạt cánh gián. Mùi vị cà phê này cũng đắng đa dạng từ đắng dịu thơm nhẹ tới vị đắng thơm nồng nàn, kèm với một chút vị chua dịu lôi cuốn.

Điểm khác biệt giữa hạt cà phê Arabica và Robusta nằm ở cách chế biến tạo nên sự khác biệt về hương vị. Quả cà phê Arabica sau khi thu hoạch được ngâm rửa cho lên men rồi lại rửa sạch rồi sấy. Do đó, cà phê Arabica có vị chua đặc trưng rất dịu. Sau vị chua, người uống sẽ cảm nhận được chút đắng như của socola.

Cà phê Arabica ở Việt Nam có hai loại: Moka và Catimor.

Hạt cà phê Moka to đẹp và bóng bẩy nên được gọi là hoàng hậu của các loại cà phê. Nó có mùi thơm đậm đà quyến rũ. Tuy nhiên giống cà phê này không thích hợp với khí hậu Việt Nam. Cây cho sản lượng thấp, trong nước thì rớt giá dù giá cà phê moka trên thế giới rất cao, gấp 2-3 lần cà phê  Robusta.

Hạt cà phê Catimor có mùi thơm nồng nàn, vì cà phê hơi chua khá đặc biệt. Tuy nhiên giống cà phê này cũng không thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng tại Việt Nam, cà phê cho trái chín trong mùa mưa bất lợi trong thu hoạch và bảo quản.

Giá xuất khẩu cà phê Catimor cao gấp hai lần Robusta. Hiện nay giống cà phê này đang được trồng thử nghiệm tại Quảng Trị.

Cà phê Cherry

cà phê cherry

Cà phê Cherry hay còn gọi là cà phê mít. Đây là giống cà phê chịu hạn cực kỳ tốt, có thể không cần tưới nước mà vẫn cho năng suất cao. Trồng loại cà phê này cũng không tốn nhiều công chăm sóc, thời gian cho thu hoạch ngắn. Tuy nhiên thế giới không chuộng loại cà phê này nên rất ít nơi còn trồng.

Có hai dòng cà phê mít chính là Liberica và Exelsa. Những loại này có sức chống chịu sâu bệnh rất tốt, năng suất rất cao nhưng không thực sự phổ biến, thường được trồng ở vùng cao nguyên khô cằn đầy nắng và gió.

Hạt cà phê Cherry có những đặc điểm về hình thức rất đẹp mắt. Hạt cà phê vàng, sáng bóng rất đẹp. Cà phê Cherry khi pha có mùi hương thoang thoảng, một chút vị chua dịu sảng khoái như mùi Cherry. Cà phê này là sự hòa quyện tinh tế của hình thức và mùi hương rất thích hợp với phái nữ.

Cà phê Culi

cà phê cu li

Hạt cà phê Culi to tròn đều giống các loại cà phê Robusta. Quả cà phê culi mỗi quả chỉ cho một hạt duy nhất to và tròn.

Loại cà phê này có hương thơm ngọt ngào say đắm mà vị đắng gắt. Khi pha cho nước màu đen đặc quyện sánh. Đặc biệt đây là loại cà phê có hàm lượng cafein rất cao.

Bên cạnh các loại hạt cà phê chính này còn có một số loại hạt cà phê được lai tạo giữa các giống.

Hạt cà phê Robusta–Arabica kết hợp giữa dòng cà phê Robusta và Arabica. Loại cà phê kết hợp này cho ra thứ nước màu nâu đậm đặc. Kết hợp giữa vị đắng gắt của Robusta và hương thơm đậm đặc của loại Arabica.

Hạt cà phê Robusta–Cherry: Đây là loại cà phê hòa quyện giữa vị đắng gắt đậm chất của Robusta và vị chua dịu thanh cao chỉ có của Cherry. Khi pha, nước cà phê sánh đậm, một chút đắng gắt, một chút chua thanh.

Hạt cà phê Robusta – Culi: Đây thực sự là loại cà phê đậm đặc dành cho những người nghiện cà phê. Hạt cà phê Robusta Culi có vị đắng gắt với hàm lượng cafein khá cao. Khi pha cho cà phê hương thơm nhẹ, nước màu nâu sánh quyến rũ.

ourcoffeewithacause.net

Filed Under: Định Nghĩa

Copyright © 2022 · Wellness Pro on Genesis Framework · WordPress · Log in