
Nói đến cây cà phê, thường chúng ta chỉ hay thấy nó được trồng nhiều tại vùng đất Tây Nguyên, nơi có đất đỏ bazan, hay khu vực các tỉnh Duyên hải miền Trung như là Bình Phước, Bình Thuận,… Trong đó, với kỹ thuật trồng cây yêu cầu khá khắt khe về đất, cách chồng nhưng quan trọng nhất là vẫn cách chăm sóc. Chính vì lý do đó, bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách chăm sóc cây cà phê mới trồng với 7 công đoạn chính. Các bạn có thể tham khảo, áp dụng theo hướng dẫn để có được một vườn cà phê chất lượng đem lại năng suất cao.
Tóm Tắt Nội Dung
Trồng dặm
Khi cà phê mới được trồng từ 15 đến 20 ngày, các bạn cần phải kiểm tra xem cây trồng có sống hết không? Có cây nào chết và còi cọc không thì ngay lập tực tiến hành trồng cây mới thay thế những cây không đảm bảo chất lượng đó. Các bạn lưu ý, việc tiến hành trồng dặm cần phải thực hiện ngay và kết thực hiện xong trước khi mùa mưa kết thúc từ 1,5 đến 2 tháng.
Cách trồng dặm, thì bạn chỉ việc đào hố trồng tại những cây chết phải thay thế, các thao tác trồng giống như việc bạn đã trồng mới ban đầu.
Làm cỏ, tủ gốc
Với công đoạn trong cách chăm sóc cây cà phê mới trồng, thì việc làm cỏ và tủ gốc là công việc bạn phải thường xuyên quan tâm, thực hiện để cây có thể phát triển cũng như có diện tích sinh trưởng hiệu quả. Theo đó, các bạn cần phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau.
Thứ nhất, trong cả thời kỳ sinh trưởng cây cà phê, đặc biệt là thời kỳ kiến thiết cơ bản thì bạn phải kịp thời diệt cỏ. Việc làm này giúp đảm bảo cho cây cà phê, có diện tích sinh trưởng cũng như không bị cỏ lấn át mất.
Thứ hai, tại các nơi mà có các loại cỏ mà khó cuốc được sạch như là: cỏ gấu, cỏ tranh thì bạn nên diệt cỏ bằng cách sử dụng đến thuốc diệt cỏ, đang được bày bán hiện nay. Nhưng các bạn cần phải tìm đúng loại thuốc, để khi phun sẽ không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây.
Thứ ba, bạn cũng cần phải thường xuyên thực hiện việc tủ gốc cho cây, để giữ ẩm, giảm việc tưới nước và làm cỏ. Việc bạn tủ gốc cây, còn là phương pháp điều hòa nhiệt của đất, giữ cho đất được tơi xốp.
Trồng xen với cây cà phê mới những cây khác
Với bước này, thì các bạn thực hiện khi tiến hành việc kiến thiết cơ bản cho vườn cà phê khi mới trồng. Có nghĩa là bạn hãy trồng xen kẽ cùng với cây cà phê các cây trồng khác như là đậu đỗ, lạc… để bảo vệ, góp phần vào cải tạo và nâng cao độ phì cho đất.
Ngoài ra, việc trồng xen những cây đó, thì các bạn cũng có thể tận dụng luôn cành, cây, lá của nó để làm nguyên liệu tủ gốc cà phê.
Trồng cây che bóng
Với bước này, các bạn cần phải trồng cây che bóng với dạng tạm thời và lâu dài. Trong đó:
Cây che bóng tạm thời: bạn trồng vào giữa của 2 gốc cà phê, trồng thành băng ở giữa của hai hàng cà phê bằng các cây phân xanh. Những cây phân xanh này cần có thân thẳng đứng cao, trông giống như cốt khí, muồng hoa vàng,…
Cây che bóng lâu dài: các bạn sẽ trồng cây này cùng với thời điểm mà mình trồng cà phê mới, có thể sử dụng cây keo dậu với khoảng cách trồng là 5mx6m. Sau khi các cây đã lớn, bạn hãy bắt đầu tỉa cho mật độ thưa ra, từ 10mx12m (cứ 2 cây thì tiến hành nhỏ bỏ đi 1 cây). Các bạn lưu ý, với cây che bóng lâu dài sử dụng, khi nó trường thành phải có độ tán cao hơn với cây cà phê từ 2,5 đến 3m, thì mới tiện bảo vệ cho cây cà phê cũng như việc thu hoạch của mình.
Bón phân cho cây cà phê mới trồng
Trong bước này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách bón phân trong thời gian từ 1 đến 3 năm đầu tiên, khi bạn mới trồng cây. Các bước thực hiện cơ bản gồm có:
Bón lót lúc trồng: bạn sẽ phải sử dụng từ 20 đến 30kg phân hữu cơ + từ 0,5 đến 1kg vôi + 50 đến 100g NPK. Theo tỷ lệ 2:2:1, có S và TE, ví dụ như là 16-16-8-13S hoặc 20-20-15-TE.
Bón thúc cho cây: sử dụng phân NPK tỷ lệ 2:2:1 theo đúng với yêu cầu bên trên. Liều lượng tương ứng cho từng năm sẽ là:
Năm 1: 400 đến 600kg/hecta. Theo đó, sẽ phải bón cho mỗi cây vào khoảng 0,5kg.
Năm 2: 600 đến 800kg/hecta. Theo đó, sẽ phải bón cho mỗi cây vào khoảng 0,7kg.
Năm 3: 800kg đến 1 tấn/hecta. Theo đó, sẽ phải bón cho mỗi cây vào khoảng 0,9kg. Ngoài ra, cũng cần phải bón bổ sung thêm cả từ 20 đến 30kg phân bón hữu cơ.
Thời gian bón phân: phân bón vô cơ (NPK) bón cho cây cà phê, các bạn sẽ tiến hành theo 3 lần (đầu, giữa và cuối của mùa mưa). Riêng phân hữu cơ thì thực hiện bón vào thời gian tầm tháng 5 đến 6 dương lịch.
Cách bón phân: phân vô cơ khi bón các bạn cần phải kết hợp với việc vét bồn, mở bồn rồi rải đều phân ở quanh mép bồn sau đấy lấp nhẹ, tránh việc phân có thể thất thoát đi do bay hơi. Còn phân hữu cơ, các bạn sẽ đào rãnh sâu với khoảng cách từ 20 đến 30cm sát với mép bồn, rắc phân lên đó rồi lấp đất lại.
Làm túp che chống hạn và rét cho cây cà phê
Với những cây cà phê mới được trồng, các cây che bóng cũng mới bắt đầu trồng xen kẽ cùng chưa thể phát huy được hết tác dụng trong việc bảo vệ, che túp cho cây cà phê. Theo đó, cần phải có lều che túp cho cây cà phê, khi thời tiết nắng hạn hoặc là quá rét, nhất là lúc có sương muối.
Túp để che cây cà phê, cần được làm kín ở hướng gió đông bắc, còn để hở 1/4 tại phía tây nam. Túp che đó phải chắc chắn, cao hơn đỉnh của cây cà phê từ 10 đến 15cm, các bạn lưu ý không được để túp đè lên cây cà phê, hạn chế việc sinh trưởng của cây.
Tạo hình và tỉa cảnh
Tạo hình và tỉa cảnh là biện pháp kỹ thuật khá quan trọng, mục đích chính là tạo cho cây có được bộ tán cân đối, các cành ra quả có thể phân bố đồng đều ở trong không gian, để từ đấy tạo nên tiền đề giữ cây đạt được năng suất ổn định. Ngoài ra, việc bạn tạo hình và tỉa cảnh khi mới trồng cây cà phê, cũng giúp cho việc chăm sóc, thu hái tốt hơn, hạn chế đi việc bị sâu bệnh tấn công.
Tạo hình cơ bản
Tạo hình cơ bản hiện nay người ta thường làm, sẽ là tạo hình đơn nghĩa là mỗi một hố chỉ để lại một thân chính. Việc tạo hình cho cây như thế này, để tránh đi việc cây cà phê sẽ mọc thêm nhiều thân từ 1 hố và chúng ta lại phải mất thời gian cắt tỉa thường xuyên các chồi mọc từ trong gốc hoặc là từ nách ở trên thân cây chính.
Tạo hình nuôi quả
Việc tạp hình nuôi quả, cho cây cà phê mới trồng các bạn cần phải thực hiện theo những yêu cầu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, cắt bỏ đi các cặp cành cơ bản mà mọc sát với mặt đất (những cành đó cách với mặt đất từ 20 đến 25cm). Việc cắt bỏ như thế này, giúp cây thông thoáng hơn, thuận tiện hơn trong việc chúng ta có thể đi lại và chăm sóc.
Thứ hai, hãy tỉa bớt đi một vài cành cơ bản nhỏ, có sự sinh trưởng kém cũng như không có được khả năng ra cành thứ cấp. Việc làm này, giúp cho cây trở nên thông thoáng, dinh dưỡng được tập trung vào việc nuôi dưỡng ở những cành khác.
Thứ ba, cắt bỏ đi hết các cành thứ cấp mọc sát với thân chính, cành bị sâu bệnh, cành tăm nhớt, cành chùm và những cành khô. Việc làm này giúp cây có thể hấp thụ được hết ánh sáng, qua các tán lá của cây.
Thứ tư, loại bỏ đi những chồi vượt mọc lên từ gốc, ở trên thân chính với lại trên đỉnh của ngọn cây cà phê.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về cách chăm sóc cây cà phê mới trồng, các bạn cần áp dụng khi bắt đầu tiến hành trồng cây. Trồng cà phê hay bất cứ cây nào cũng vậy các bạn ạ, quan trọng nhất vẫn là thời gian đầu chăm sóc cây mới trồng. Thế cho nên nếu bạn đã quyết định trồng cây cà phê để làm giàu, có thu hoạch cao thì hãy nắm vững kỹ thuật này và thực hiện nó một cách nghiêm túc. Chúc các bạn sẽ có một vườn cà phê mới trồng tươi tốt, có năng suất cao!