
Nói đến cà phê thì nó có rất nhiều loại, các bạn đã khi nào nghe đến Cà phê Arabica lần nào chưa. Thực chất thì Cà phê Arabica là gì? Tại Việt Nam ta giống cà phê này được trồng nhiều ở đâu và có giá trị kinh tế như thế nào. Hãy tham khảo bài viết này, với những thông tin đầy đủ nhất về Cà phê Arabica, để có thêm cho mình nhiều kiến thức về Cà phê Arabica các bạn nhé.
Thông tin trả lời cà phê Arabica là gì
Để hiểu rõ hơn cà phê Arabica là gì? thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ về tên gọi của nó, nguồn gốc mà môi trường sống của cà phê Arabica các bạn nhé.
Cà phê Arabica là gì?
Cà phê Arabica còn có tên trong khoa học là Coffea Arabica, còn được gọi với tên khác là cà phê chè. Trong Cà phê Arabica có hàm lượng Caffeine chỉ từ 1 đến 2%, thấp hơn nửa hàm về lượng caphein trong Robusta.
Cà phê Arabica có hai loại chính là: cà phê catimor và cà phê moka. Cà phê Arabica có mùi thơm, có hạt to và dài hơn so với hạt cà phê Robusta. Cà phê Arabica được người nước ngoài rất ưa chuộng, nhất là ở các nước Phương Tây.
Nguồn gốc của Cà phê Arabica
Nguồn gốc của hạt Cà phê Arabica là bắt nguồn từ một cùng đất cao nguyên ở phía Tây Nam nước Cộng hòa Dân chủ Ethiopia, thuộc vào địa phận lãnh lổ Châu Phi. Cà phê Arabica đến với Việt Nam ta là bởi một giáo sĩ người Pháp từ thế kỷ 19, tính đến thời điểm hiện tại Cà phê Arabica tại nước ta phát triển rất mạnh, mỗi năm có lượng cà phê xuất khẩu ra nước ngoài lên đến khoảng 1.200.000 tấn/năm.
Sản lượng của Cà phê Arabica chiếm vào khoảng 70% tổng sản lượng cà phê trên thế giới, giá trị giao thương của nó chỉ đứng thứ 2, sau dầu mỏ.
Điều kiện, yêu cầu để trồng được Cà phê Arabica
Cà phê Arabica thích hợp với nền khí hậu mưa nhiều, hàm lượng mỗi năm từ 1000 đến 1500mm, có nhiệt độ trung bình thấp từ 15 đến 24 độ C. Thường giống cà phê này sẽ được trồng ở trên những vùng đất, có độ cào vào khoảng từ 1300 đến 1500m so với mực nước biển. Có những nơi còn trồng ở địa hình cao lên đến 2800m.
Vì Cà phê Arabica có đặc tính cao trong giá trị kinh tế, nên việc cũng đã được nhân giống cũng như canh tác tại nhiều nơi ở vùng thấp bằng mặt nước biển. Trồng Cà phê Arabica trong thời gian 7 năm sẽ được thu hoạch hạt. Tại Việt Nam ta, Cà phê Arabica được trồng ở các địa phương như Lâm Đồng, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Điện Biên,… với tổng diện tích chiếm khoảng 35.000 ha trong tổng diện tích 500.000 ha cà phê cả nước.
Cây Cà phê Arabica có chiều cao lên đến 5m là đạt, nhưng để thuận tiện cho việc chăm sóc với thu hoạch thì người ta sẽ cắt gọt để cây chỉ cao tầm 2m. Cà phê Arabica ra hoa với kết quả, chỉ trong một thời gian khá ngắn. Với quả cà phê ban đầu sẽ có màu xanh, sau đó chuyển dần sang màu đỏ và có một số thì là màu hồng hoặc là vàng.
Cà phê Arabica sẽ được thu hoạch theo phương pháp thủ công, dùng tay để nhặt quả nên với những gia đình trồng diện tích lớn khi thu hoạch sẽ mất khá nhiều chi phí để thuê nhân công. Khi thu hoạch, những quả chính được lựa chọn hái trước, mỗi quả cho hạt lớn hay nhỏ còn phụ thuộc là quả đó có bao nhiêu nhân, 1 hay 2 hay là 3.
3 vùng đất trồng Cà phê Arabica ngon nhất ở Việt Nam
Như chúng tôi đã nói, Cà phê Arabica chỉ chiếm có khoảng 35.000 ha trong tổng diện tích 500.000 ha cà phê của cả nước, nhưng được trồng rộng khắp từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, có 3 vùng trồng Cà phê Arabica được đánh giá là ngon nhất tại Việt Nam cần phải kể đến là Điện Biên-Sơn La, Quảng Trị-Nghệ An và Đà Lạt (Lâm Đồng). Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn, về đặc điểm của Cà phê Arabica tại mỗi khu vực.
Điện Biên-Sơn La với lịch sử trồng Cà phê Arabica trăm năm
Với nền khí hậu ở miền Bắc, có không khí lạnh bởi ảnh hưởng từ gió mùa Đông bắc, có lượng mưa lớn với không có mùa khô rõ rệt. Quan trọng nơi đây có địa hình khá cao so mới mực nước biển, nên nơi đây thuận tiện thích hợp cho Cà phê Arabica có thể sinh trưởng và phát triển. Chính vì lẽ đó, ở vùng Tây Bắc có Điện Biên với Sơn La là hai địa phương trồng khá nhiều Cà phê Arabica, với địa hình thổ những ở đây khá nhiều khách quốc tế đánh giá ca tương tự như Cà phê Arabica ở vùng Sao Paulo ở Brazil.
Trong đó, cần phải kể đến cà phê Chiềng Ban, được trồng ở Sinh Ban của Sơn La, tuy không trồng ở nhóm đất đỏ bazan, nhưng trên nền đất đỏ vàng cùng với độ cao ở 20039′ đến 22002′ vĩ độ Bắc, nên người dân không cần phải tưới nước, mà cây Cà phê Arabica vẫn có được sức sống vô cùng mãnh liệt. Có rất nhiều cây lên đến vì chục năm tuổi, có tán rộng và thân to nên hạt cà phê hương vị không hề thua kém gì so với những Cà phê Arabica người Pháp trồng tại Lâm Đồng, trong thời gian từ những năm 30 thế kỷ 19.
Quảng Trị-Nghệ An Cà phê Arabica có hương thơm sâu lắng
Tại vùng Trung, có những khu vực điều kiện địa lý thích hợp cho trồng Cà phê Arabica là: Khe Sanh (tỉnh Quảng Trị), Phủ Qùy (tỉnh Nghệ An). Cà phê Arabica trồng ở khu vực này có mùi thơm sâu lắng, có vị chát và mặn. Đó là hương vị đặc biệt của giống Catimor, một loại của Cà phê Arabica.
Đà Lạt (Lâm Đồng) vùng đất “thiên đường” của Cà phê Arabica
Không phải tự nhiên mà người ta đặt cho Đà Lạt là vùng đất “thiên đường” của Cà phê Arabica, đây là địa phương có diện tích trồng Cà phê Arabica rộng và nhiều nhất cả nước với các huyện như: Đức Trọng, Đơn Dương, Di Linh, Lâm Hà và một phần ở khu vực ngoại thành TP. Đà Lạt.
Chỉ số vàng để gọi đây là “thiên đường” là bởi có điều kiện địa lý rất thuận lợi cho trồng Cà phê Arabica như: khí hậu ôn đới quanh năm, nhiệt độ tại đây cực đại không lên quá 33 độ, nhiệt độ cực tiểu thì không xuống dưới 5 độ và ở đây có độ cao so với mặt nước biển lên đến 1.500m. Chính vào những điều kiện này, mà Cà phê Arabica tại Đà Lạt rất thơm ngon, để khi nhắc đến hương vị cà phê của mảnh đất Tây Nguyên, nhất là ở Lâm Đồng người ta sẽ nhớ nhiều nhất đến Cà phê Arabica.
Kết luận
Qua nội dung thông tin trong bài viết, các bạn đã hiểu được Cà phê Arabica là gì rồi đúng không? Để trồng được Cà phê Arabica phải có điều kiện địa lý, khí hậu và cách chăm sóc có những đặc thù riêng, nhất là thời gian được thu hoạch. Nhưng về giá trị kinh tế thì lại khá cao, nên hiện nay Cà phê Arabica vẫn đang là một lựa chọn hàng đầu trong việc phát triển cây cà phê ở nhiều địa phương trong cả nước.