
Cà phê đã là một thứ nước uống hết đỗi quen thuộc với nhiều người, kể cả chị em phụ nữ. Thực chất uống cà phê cũng có những điểm tốt, cũng có điểm xấu của nó và đã có rất nhiều người đặt ra câu hỏi “bà bầu uống cà phê sữa có được không?”. Không để bạn đọc có thêm nhiều băn khoăn, không biết câu trả lời sẽ ra sao. Bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những lời giải đáp mà chắc chắn là rất bổ ích và giúp các mẹ bầu biết được tác dụng của cà phê sữa với mình như thế nào.
Cà phê sữa có ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ bầu?
Với cà phê sữa, có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của chúng ta bởi khoa học đã đưa ra chứng minh rằng: cà phê có tác dụng trong việc ngăn chặn bệnh ung thư đường ruột, ngăn chặn tế bào ung thư, có tác dụng trong việc điều hòa huyết áp ổn định. Đặc biệt, cà phê còn có cho mình tính kháng khuẩn ở vòm miệng, cũng như ngăn ngừa việc hư răng rất cao.
Tuy nhiên, nếu như chúng ta sử dụng cà phê sữa một cách lạm dụng thì lại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhất là ở phụ nữ mang thai. Chúng tôi nói như vậy là bởi vì:
Trong cà phê sữa hay các loại cà phê khác, có chứa hàm lượng lớn cafein và đây là một chất gây nghiện. Với cafein còn là chất kích thích sẽ làm tăng lên nhịp tim nên gây ra cho chúng ta cảm giác mất ngủ và bồn chồn. Ngoài ra, khi bạn uống cà phê sữa nhiều còn có hiện tượng ợ nóng bởi bị kích thích sự bài tiết từ acid trong dạ dày. Với bà bầu, nếu uống cà phê sữa thường xuyên thì sẽ cảm nhận rất rõ những dấu hiệu này.
Khi bà bầu thường xuyên uống cà phê sữa trong thời kỳ thứ hai của thai nhi, thì việc đào thải chất cafein sẽ phải làm việc rất vất vả. Lượng caffein lưu lại trên cơ thể người phụ nữ mang thai lâu, có thể xâm nhập và tiếp xúc với thai nhi qua dạ con. Điều này cực kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, bởi cơ thể của thai nhi lúc đó vẫn còn bé và yếu ớt. Nên rất dễ dẫn đến tình trạng bị sảy thai.
Việc ta uống cà phê nhiều còn có tác dụng đến lợi tiểu, khiến cho chúng ta đi tiểu quá nhiều. Với phụ nữ đang mang thai, thì việc đi tiểu đã rất nhiều so với người với người bình thường, vẫn cứ tiếp tục uống cà phê sữa thì sẽ còn nhiều điều đáng lo lắng hơn. Trong đó, quan trọng là việc đi tiểu nhiều sẽ khiến cho canxi cùng với các chất dinh dưỡng thiết yếu trong thai kỳ, bị “đẩy thải” ra ngoài trước khi mà cơ thể ta chưa kịp hấp thụ, điều này khiến cho cơ thể mẹ và con đều ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi lẽ, khi mẹ mang thai ăn gì, hấp thụ gì thì thai nhi sẽ được thừa hưởng cái đó.
Nếu như lượng cafein tồn tại trong cơ thể mẹ lâu, ảnh hưởng đến cơ thể bé sẽ làm cho nhịp tim của thai nhi tăng, làm giảm đi lượng máu từ cơ thể mẹ đi nuôi bé. Theo đó, nếu như trong thời gian mang bầu mà mẹ uống cà phê sữa nhiều có thể tăng cao khả năng thai nhi bị dị tật.
Vì cà phê là một chất kích thích, nên nếu như các bà bầu uống cà phê nhiều thì chất cafein sẽ khiến cho tính khí của các mẹ trở nên thất thường, điều đó thực sự không tốt.
Trong cà phê hay là cà phê sữa cũng có chứa chất phenol, đây là hoạt chất có khả năng ngăn cản cơ thể có thể hấp thụ sắt, mà sắt là là một dưỡng chất rất quan trọng và cần thiết cho bà bầu. Với những người mang thai mà bị thiết máu vì thiếu sắt, tốt nhất là không nên uống cà phê.
Ngoài ra, với những em bé có mẹ thường xuyên uống cà phê trong thời gian mang thai sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh bạch cầu tăng lên 20%. Nếu các mẹ bầu uống cà phê với lượng nhiều hơn 2 ly mỗi ngày, thì nguy cơ này tăng lên 60%, sẽ là 72% khi mẹ uống liên tục trong một ngày.
Qua những nội dung mà chúng tôi chỉ ra ở trên, thì chắc hẳn các mẹ đều đã hiểu “bà bầu uống cà phê sữa có tốt không?” đúng chưa ạ? Với một người phụ nữ, đã quen uống cà phê mỗi ngày mà khi mang thai không được uống nữa thì sẽ khó làm được. Hiểu rõ điều đó, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn những biện pháp làm sao để uống cà phê sữa không ảnh hưởng đến thai nhi và giúp các mẹ giảm dần đi thói quen uống mỗi ngày. Các bạn nên tham khảo nhé.
Biện pháp uống cà phê sữa không ảnh đến thai nhi
Qua những gì bài viết đã đưa ra, chắc hẳn không còn ai muốn bàn cãi hay suy nghĩ quá nhiều về tác hại của cà phê sữa với lại bà bầu nữa đúng không ạ? Điều quan trọng hiện tại, chính là việc chúng ta nên làm gì là tốt nhất nếu như bạn quá thèm cà phê, vẫn muốn uống cà phê mà không làm ảnh hưởng đến thai nhi mà thôi.
Theo đó, để an toàn nhất thì tốt nhất là bạn không nên uống cà phê sữa trong thời gian mình đang mang thai. Tuy nhiên, nếu như bạn đã quá nghiện và quen với việc uống cà phê sữa mỗi ngày thì tốt nhất là phải hỏi qua ý kiến bác sĩ, trước khi quyết định uống nhé.
Lời khuyên của các chuyên gia cho biết, mỗi một ngày thì các mẹ bầu chỉ nên sử dụng 200mg lượng caffein. Với mức Cafein như vậy, sẽ không làm ảnh hưởng gì đến thai nhi và sức khỏe của bạn cũng an toàn hơn. Tuy nhiên, trong mỗi gói cà phê sữa chúng ta không thể nắm được có bao nhiêu cafein, nên bạn phải có sự kiểm soát nhất định lượng cafein ở trong thực phẩm, đồ uống và cả thuốc để đảm bảo mức cafein sẽ không vượt quá quy định, nếu như bạn uống cà phê.
Với các mẹ bầu đã quá quen với việc uống cà phê trước đấy, thì không thể bỏ ngay được lúc bắt đầu mang bầu, bởi có thể thể khiến cho cơ thể bị rơi vào tình trạng buồn nôn, chóng mặt,… Nên trong thời gian bắt đầu mang thai, bạn hãy thực hiện chế độ giảm uống cà phê, một tuần chỉ nên uống 1 đến 2 cốc là vừa, trước khi cắt hẳn liều lượng.
Các mẹ bầu cần nhớ, không được uống quá 2 cốc cà phê mỗi ngày. Trong 3 tháng cuối, tốt nhất là không được uống cà phê để tránh việc sẽ khó sinh vì thời gian chuyển dạ kéo dài.
Nếu các bà bầu uống cà phê sữa đúng cách, đúng theo liều lượng và chỉ dẫn thì sẽ không làm ảnh hưởng đến thai nhi cũng như sức khỏe của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo thai nhi có thể phát triển, không bị ảnh hưởng bởi bất cứ chất nào thì tốt nhất là không nên uống các bạn nhé.
Kết luận
Qua toàn bộ nội dung bài viết, chắc hẳn các bạn đã hiểu được ý nghĩa của câu hỏi bà bầu uống cà phê sữa có tốt không? Rồi chứ ạ. Thói quen uống cà phê sữa, hay bất loại cà phê nào cũng vậy mỗi ngày đều đã được hình thành từ khá sớm, khi chúng ta bắt đầu tiếp xúc với cà phê, khi chúng ta còn là những cô gái độc thân. Tuy nhiên, đến khi đã lập gia đình, đã trở thành mẹ bầu, thì bạn cần phải ý thức được việc cà phê không tốt cho sức khỏe của bản thân, sự phát triển của thai nhi mà phải tập bỏ dần thói quen, liều lượng uống cà phê của mình dù là sẽ rất khó khăn trong thời gian đầu các bạn nhé.